CAO NGỰA BẠCH CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Theo y lý truyền thống thì cao ngựa bạch có tác dụng tốt hơn hẳn ngựa thường. Đó rất có thể do cấu trúc thành phần vi chất, khoáng chất trong xương ngựa bạch khác xương ngựa thường.
Dù thế, cao ngựa bạch vẫn chỉ là loại thực phẩm chức năng không thay thế được thuốc chữa bệnh.
Kết quả thẩm định của hội Chăn nuôi Việt Nam cho thấy cao ngựa bạch có hàm lượng protein trên 70%; lipid từ 2,6 – 7%; canxi 192 – 1519 mg%; phốtpho 29 – 420mg%, nhất là 17 loại amino axít không thể thay thế được bằng thức ăn thông thường. Con ngựa bạch còn được các cơ sở chế biến tận dụng không sót thứ gì, từ da (làm ví, dây lưng…) thịt chế biến thành món ăn liền hoặc làm xúc xích…
Ngoài ra, Đông y cổ truyền còn xem cao ngựa bạch như là một vị thuốc để chữa trị các chứng sau :
-Cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy.
-Người cao tuổi.
-Phụ nữ sau khi sinh.
-Trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn.
-Cao còn để dùng chữa bệnh loãng xương, đau nhức gân xương.
-Táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ
Cách dùng cao ngựa bạch :
– Cách sử dụng cao ngựa bạch đơn giản nhất là mỗi ngày dùng 2 lần, thái cao thành miếng cho vào bát ngâm vào cháo nóng hoặc nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong cho dễ ăn.
– Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 -15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút.
- Bạn cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 1/2 lít rượu 40 độ khoảng 100 ngày cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ 20 ml.
Chú ý : Phụ nữ và trẻ em không được dùng cao ngâm rượu.
Liều lượng :
Cao ngựa có lượng đạm cô đặc lên tới 80% trọng lượng. Chỉ với 10g cao ngựa mỗi ngày đã đã đáp ứng được 83% nhu cầu protein cho trẻ em 6 tháng tuổi, 57% cho trẻ lên 2 tuổi, 22% đối với 10 tuổi trở lên nên chúng tôi gợi ý nên dùng cao xương ngựa theo liều lượng như sau cho các nhóm đối tượng.
Mỗi lần nên dùng đủ 300gr cao cho một đợt tẩm bổ mới có tác dụng
Chống chỉ định :
Theo Đông Y khi dùng cao ngựa thì nên kiêng ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, các gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng
Theo Tây Y, thường có chống chỉ định dùng thuốc bổ giàu đạm trong các bệnh cấp tính ngoài da và đau xương khớp như bệnh dời leo, bệnh Gút khi đang lên cơn đau cấp tính. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên > 7 -8 mg/dl, không dùng được cao xương ngựa khi có dấu hiệu suy thận với nồng độ Creatine trong máu trong giới hạn từ 1,5 – 6 mg/L
Không dùng cao ngựa cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
TRÊN ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CHO Cao ngựa bạch có tác dụng gì? Cao ngựa bạch có tác dụng gì? CHO CÁC BẠN THAM KHẢO NHÉ .